CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ
Luôn đồng hành cùng bạn
Tổng đài tư vấn
0946661816Luôn đồng hành cùng bạn
BÀI VIẾT & HỎI ĐÁP
THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ
Anh Nguyễn Đình T hỏi: Tôi được biết từ ngày 27/12/2023, Toà án quân sự Thủ Đô Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 7 bị cáo ở Học viện quân y, Bộ Khoa học và Công nghệ và ở CTCP Công nghệ Việt Á.
Xin hỏi tại sao vụ án lại thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự trong khi có nhiều bị cáo không phải là quân nhân?
Vụ án hình sự sơ thẩm đối với 7 bị cáo ở Học viện quân y, Bộ Khoa học và Công nghệ và ở CTCP Công nghệ Việt Á do Toà án quân sự Thủ Đô Hà Nội xét xử đang được dư luận hết sức quan tâm. Đối với câu hỏi trên của Anh/Chị, Luật sư Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô xin đưa ra ý kiến như sau:
Trong vụ án này, các bị cáo có tên trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 27/12/2023 của Toà án quân sự Thủ Đô Hà Nội bao gồm:
1. Hồ Anh Sơn - Thượng tá, cựu Phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự;
2. Nguyễn Văn Hiệu - Đại tá, cựu Trưởng phòng Trang bị Vật tư;
3. Ngô Anh Tuấn - Thiếu tá, Trưởng phòng Tài chính;
4. Lê Trường Minh - Thiếu tá, cựu Trưởng ban Hoá dược (thuộc Học viện quân y);
5. Trịnh Thanh Hùng – Phó vụ trưởng Vụ Các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học & Công nghệ
6. Phan Quốc Việt - Tổng giám đốc Công ty Việt Á;
7. Vũ Đình Hiệp – Phó Tổng giám đốc.
Căn cứ theo quy định tại Điều 272 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:
“Điều 272. Thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự
1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:
a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại Quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.”
Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 272 thì các đối tượng được liệt kê ở trên được xem là các đối tượng có nhân thân liên quan đến Quân đội (các đối tượng do Quân đội quản lý). Do đó, khi phạm vào bất kỳ tội gì được quy định trong Bộ luật Hình sự và phạm tội ở bất kỳ nơi đâu thì đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Điều 49 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 quy định:
“Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án quân sự
Các Toà án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của luật.”
Như vậy, dựa theo các quy định trên, chỉ cần có bị cáo là quân nhân thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Toà án quân sự. Trong vụ án xảy ra ở Học viện quân y, có những bị cáo không phải quân nhân. Tuy nhiên, đây là vụ án có tính chất phức tạp, các bị cáo có mối quan hệ, liên kết chặt chẽ trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, không thể tách vụ án để xét xử, Toà án quân sự thụ lý giải quyết là phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
“Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:
a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;
b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.”
Các bị cáo bị truy tố về các tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (Điều 356 BLHS) và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 222 BLHS). Căn cứ theo Khoản 2 Điều 268 BLTTHS, Toà án có thẩm quyền xét xử là Toà án quân sự cấp quân khu. Do vụ án xảy ra ở Học viện quân y nên Toà án quân sự Thủ Đô Hà Nội có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc của Luật sư Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô về vấn đề thẩm quyền của Toà án đối với vụ án.
Chúng tôi tự tin cung cấp đa dạng các dịch vụ pháp lý, là chỗ dựa về niềm tin đối với Khách hàng. Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô – hân hạnh được đồng hành cùng bạn!
Gọi ngay HOTLINE 094.666.1816 để được tư vấn.
Nội dung trên được biên tập bởi:
LG. Vũ Linh Chi
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
- Tội Mua bán ma túy
- Tội bắc cóc nhằm chiếm đoạt tải sản
- Tội chống người thi hành công vụ
- Tội gây rối trật tự công cộng
- Tội cướp tài sản
- Tội cố ý gây thương tích
- Đi đòi nợ lại phạm tội cướp tài sản
- Luật sư Bùi Văn Kim nêu quan điểm bảo chữa trong vụ án làm thất thoát 1.700 tỷ đồng của Bảo hiểm xã hội
- THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ
- TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
- NHẬN HỐI LỘ 2,25 TRIỆU USD SẼ BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO? CÓ THỂ PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI MỨC ÁN BAO NHIÊU NĂM?
- HÀNH VI GÂY THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN CHO NHÀ NƯỚC HƠN 73,8 TỶ ĐỒNG CỦA BỊ CÁO PHẠM XUÂN THĂNG CÓ THỂ BỊ XÉT XỬ MỨC HÌNH PHẠT BAO NHIÊU NĂM?
- NGƯỜI PHẠM TỘI NHẬN HỐI LỘ NẾU NỘP LẠI SỐ TIỀN NHẬN HỐI LỘ THÌ CÓ ĐƯỢC GIẢM HÌNH PHẠT HAY KHÔNG?
- VAI TRÒ ĐỒNG PHẠM VỀ HÀNH VI ĐƯA HỐI LỘ CỦA KẾ TOÁN TRƯỞNG VÀ THỦ QUỸ CÔNG TY VIỆT Á PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI MỨC ÁN NHƯ THẾ NÀO?
- TỘI LỢI DỤNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN ĐỂ TRỤC LỢI SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
- GÂY THẤT THOÁT 18,9 TỶ ĐỒNG, VKS ĐỀ NGHỊ MỨC ÁN 3-4 NĂM TÙ CHO HAI BỊ CÁO